Xử lý và đề phòng một vài sự cố điển hình về điện
Điện năng được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của chúng ta hiện nay.
An toàn điện và đề phòng các sự cố nguy hiểm do mất an toàn điện trở thành yêu cầu cần thiết và cấp bách ở bất cứ đâu, ở đâu có sử dụng điện ở đó cần đảm bảo an toàn điện.
An toàn điện và đề phòng các sự cố nguy hiểm do mất an toàn điện trở thành yêu cầu cần thiết và cấp bách ở bất cứ đâu, ở đâu có sử dụng điện ở đó cần đảm bảo an toàn điện.
1.Một số nguyên nhân cháy do điện gây ra
Do sơ suất khi sử dụng điện cũng có thể gây cháy.
Trong các trường hợp chập mạch, quá tải , nhiệt độ trên dây dẫn điện tăng cao làm cháy vỏ cách điện rồi cháy lan sang các vật khác.
Khi đóng mở cầu dao , cầu chì, bật công tắc, mối nối không chặt thường sinh tia lửa điện.
Trong môi trường đó có hơi, khí và bụi cháy rất dễ gây cháy nổ.
Các dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn như bàn là, bếp điện, lò sưởi, tủ sấy, bòng đèn tròn… khi tỏa nhiều nhiệt sức nóng trên bề mặt rất lớn.
Để các dụng cụ có nhiệt độ cao này gần các vật dễ cháy như vải, giấy , gỗ cũng có thể gây cháy.
Dùng giấy làm chụp đèn cũng có thể gây cháy vì nhiệt độ bắt cháy của giấy là 184 độ C, còn vỏ bóng đèn tròn có thể nóng đến 290 độ C.
2. Xử lý sự cố cháy do điện gây ra.
Đối với đám cháy do điện gây ra cũng như đám cháy có dây dẫn điện bên trong, khi chữa cháy cũng dễ gặp nguy hiểm về điện. Nên làm cả hai công việc đồng thời là dập cháy và cắt điện. Nếu chưa cắt điện mà dập cháy thì phải đề phòng nguy hiểm do điện. Khi chưa cắt điện thì không thể đổ nước vào đám cháy , vì nước sẽ dẫn điện , nước chảy lan dần đến đâu, điện dẫn đến đó, rất dễ gây ra tai nạn điện.
Trong các loại bình chữa cháy , chỉ có bình chữa cháy dùng CO2 là thích hợp để chữa cháy ở các đám cháy do điện gây ra, cũng như dập các đám cháy mà còn có các dây dẫn điện đang có ở bên trong.
Bình chữa cháy khí CO2 là một bình thép chịu lực, chứa khí CO2 lỏng vơi van xả, ống dẫn khí và loa phun.
3. Phòng ngừa cháy do điện.
Có phương án kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện và hệ thống điện.
Có phương án kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện và hệ thống điện.
Khí CO2 có hai tác dụng dập cháy :
- Tác dụng làm ngạt : Khi phun CO2 vào đám cháy chúng nhanh chóng xâm nhập vào vùng cháy và đẩy không khí ra ngoài, làm loãng hỗn hợp hơi cháy tới dưới nồng độ cháy cần thiết, lửa sẽ tắt.
- Tác dụng làm lạnh : Khí CO2 ở dạng lỏng qua ống dẫn và loa phun ra ngoài. Do thay đổi áp suất đột ngột, CO2 phun ra có dạng như tuyết và rất lạnh, nhiệt độ của đám cháy bị giảm xuống, đám cháy cũng bị dập tắt.
Khi chữa cháy bằng bình CO2 cần chú ý :
- Càng đưa loa phun vào gần lửa càng tốt.
- Trong trường hợp dập lửa với điện cao thế phải mang đầy đủ găng tay và ủng cách điện.
- Phải phun liên tục cho đến khi lữa tắt hoàn toàn , không phun gián đoạn
Phòng ngừa sự cố và tai nạn điện khi có bão lụt
Nước ta bị ảnh hưởng của các cơn bão từ biển Đông, năm nào cũng có một số vùng bị bão lụt . Bão lụt thường gây ra nhiều sự cố về điện, gây hư hỏng cột điện, đứt dây điện, gây ngắn mạch dẫn đến cháy nhà cửa, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tai nạn điện. Có những cơn bão lớn, gió dật manh làm gãy , đổ các cột điện cao thế. Một cột điện bị đổ gãy thường kéo các cột lân cận đổ theo. Các cột hạ áp thì còn bị cây cối đung đưa va đập vào , làm đứt dây, đổ cột, gây chập mạch. Dây điện đứt rơi xuống nếu người va chạm vào sẽ bị điện giật, có thể gây chết người. Dây điện đứt rơi xuống nước, điện truyền trong nước, người dẫm xuống nước sẽ bị điện giật.
- Ở những vùng bị lụt, nếu không cắt điện từ trước, nếu dây có điện chìm trong nước , điện sẽ truyền trong nước, người đi vào sẽ bị điện giật. Phải có các biện pháp đề phòng tai nạn điện.
- Khi có thông báo bão trên đài , trong những vùng có nguy cơ ảnh hưởng của bão phải kiểm tra đường dây điện, chặt bỏ các cành cây có khả năng đập làm đứt dây điện, đổ cột điện. Chuẩn bị nến, đèn pin, ắc quy đề phòng mất điện. Chuẩn bị các dụng cụ cách điện, trang bị phòng hộ như ủng, găng tay cách điện…đề phong điện dật do đứt dây điện gây ra.
- Ở những vùng có nguy cơ bị úng lụt, các dụng cụ điện phải được đặt trên cao kể cả ổ cắm đề phòng nước ngập dây điện, ổ cắm, dụng cụ điện. Khi có nguy cơ nước ngập dây điện, ổ cắm điện, để đề phòng điện truyền ra nước, phải cắt điện dẫn vào khu vực có nguy cơ bị ngập. Chuẩn bị các trang bị phòng hộ như ủng, găng cách điện, mũ bảo hộ lao động bằng nhựa.
- Trong lúc có bão, đề phòng dây điện đứt, cột điện đổ, khi ra đường nên đội mũ đi xe máy hay mủ bảo hộ lao động, đi ủng cách điện hoặc ủng đi mưa.
- Khi phát hiện có dây điện đứt hoặc cột điện đổ, phải cữ người canh gác, không để người khác đi vào vùng có dây điện đứt , đề phòng điện giật. Đồng thời cử người báo cho trạm điện hay chi nhánh điện cắt điện và khắc phục kịp thời sự cố.
Các tin khác: